top of page

Thử nghiệm thực địa kiểm tra mức độ hiệu quả của ECO OK trong canh tác lúa tại Trường Đại Học PKDV, Nagpur, Ấn Độ


Trong vụ canh tác mùa hè năm 2023 tại Trạm Nghiên cứu Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp, thành phố Nagpur, các thí nghiệm kiểm tra tốc độ phát triển và năng suất của cây lúa sau khi được xử lý hạt và bón lá với ECO OK đã được thực hiện. Sự kết hợp giữa Silica hữu hiệu, Bạc và Boron đã đem đến cho sản phẩm ECO OK những ưu điểm vượt trội vô cùng độc đáo. Khi được sử dụng như một chất kích thích sinh học, sản phẩm này giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cây trồng bằng cách đẩy mạnh hấp thu chất dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của rễ và thân, cuối cùng nâng cao sản lượng cây trồng.


Mục tiêu của thử nghiệm là nghiên cứu tác động của ECO OK đối với sự phát triển và sản lượng của lúa. Thí nghiệm với tám mẫu được xử lý hạt và bón lá vào các ngày 15, 30, 45 và 65 sau khi trồng. Cụ thể phương pháp xử lý diễn ra như sau: mẫu T1 được xử lý hạt, mẫu T2 được phun ECO OK vào ngày thứ 15 sau khi trồng, mẫu T3 được phun ECO OK vào ngày thứ 30 sau khi trồng, mẫu T4 được phun ECO OK vào ngày thứ 45 sau khi trồng, mẫu T5 được phun ECO OK vào ngày 65 sau khi trồng, mẫu T6 vừa được xử lý hạt giống, vừa được bón lá vào tất cả các ngày thứ 15, 30, 45 và 65 sau khi trồng, mẫu T7 là mẫu kiểm soát đối chứng được bón phân RDF 100%, mẫu T8 là mẫu kiểm soát tuyệt đối.

Mẫu xử lý T6 ứng dụng Mô hình Nông nghiệp Sinh thái tuần hoàn (Eco-Cycle Farming Model) đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tối ưu ECO OK như một sản phẩm phân bón lá đa chức năng. Mô hình Nông nghiệp Sinh thái tuần hoàn cho lúa đã được nghiên cứu và phát triển bởi BSB Nanotech thông qua chương trình quốc tế CTS (Comprehensive Technology Solutions- Giải pháp công nghệ toàn diện) nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả ECO OK trong một nền Kinh tế Nông nghiệp tuần hoàn. Ứng dụng Eco-Cycle được khuyến nghị như sau: Giai đoạn 1 - Xử lý hạt giống, Giai đoạn 2 - Chăm sóc rễ và nhánh, Giai đoạn 3 - Chăm sóc cành, Giai đoạn 4 - Chăm sóc bông, Giai đoạn 5 - Nuôi dưỡng hạt.


Quan sát thực tế từ thử nghiệm đã chỉ ra rằng chiều cao của cây vào lúc thu hoạch có sự khác biệt đáng kể giữa các phương pháp xử lý. Mẫu T6 (ứng dụng mô hình Sinh thái tuần hoàn Eco-Cycle) ghi nhận chiều cao cây đạt mức tối đa vào lúc thu hoạch cũng như tổng thể hiệu quả vượt trội đáng kể so với mẫu dùng liều lượng phân bón được khuyến nghị. Xu hướng tương tự được ghi nhận với số lượng nhánh, số hạt trên mỗi nhánh, trọng lượng bông và trọng lượng của 1000 hạt khi so giữa mẫu T6 và các mẫu dùng liều lượng phân bón được khuyến nghị.


Sản lượng hạt lúa ghi nhận trong thử nghiệm này cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các phương pháp xử lý khác nhau. Mẫu T6 (ECO Cycle) ghi nhận một sản lượng hạt đạt tối đa - hơn 35 tấn/ha, so với 28.1 tấn/ha khi dùng liều lượng phân bón được khuyến nghị.


Kết luận, cây lúa được xử lý với mô hình ECO Cycle không chỉ cho hiệu quả về tăng sức khỏe và số lượng nhánh, hạt trên mỗi nhánh, trọng lượng bông, và trọng lượng hạt mà còn tăng sản lượng lên đến 25%.

Comments


bottom of page